Bài học thể dục
+2
NiQaTu
Kimhunchim
6 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bài học thể dục
* Kỹ thuật phát cầu
Phát cầu là động tác kỹ thuật của vận động viên ở khu vực phát cầu (từ trạng thái tĩnh) dùng vợt đánh vào cầu để cầu bay trên không và rơi vào khu đỡ phát cầu của đối phương.
Phát cầu được coi là sự khởi đầu của tổ chức tấn công. Chất lượng của phát cầu tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giành quyền chủ động hay bị động, dẫn tới thắng được điểm hay mất đi quyền phát cầu.
Phát cầu có thể chia làm 2 loại: phát cầu thuận tay và phát cầu trái tay. Nếu dựa vào vòng cung đường bay của cầu lại có thể chia thành: phát cầu cao sâu, phát cầu cao nhanh, phát cầu lao nhanh và phát cầu thấp gần lưới ..v..v..
1. Phát cầu thuận tay (phát cầu bằng tay phải). Người phát cầu đứng ở vị trí khu vực phát cầu gần đường trung tâm, cách đường phát cầu gần khoảng 1m, thân người ở tư thế: vai trái hướng đối diện với lưới. Chân trái phía trước, mũi bàn chân hướng về lưới. Chân phải ở phía sau mũi bàn chân hơi hướng về bên phải, khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng vai. Trọng tâm của cơ thể dồn lên chân phải. Khi chuẩn bị phát cầu, tay phải cầm vợt đưa lên ở phía sau bên phải, khủyu tay hơi co, tay trái ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt cánh cầu, đưa ra phía trước bên phải bụng. Sau đó tay trái thả buông cầu, tay phải vung vợt đánh cầu. Khi đánh cầu trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải lên chân trái.
Khi thực hiện phát thuận tay với các đường cầu có đường vòng cung khác nhau thì động tác trước đó và tư thế chuẩn bị trước khi đánh cầu cần phải thực hiện giống như nhau, còn ở giai đoạn động tác khi đánh cầu và động tác sau khi đánh cầu là có sự khác biệt.
- Khi thực hiện phát cầu cao sâu, thì lúc cầu rơi xuống do tay trái buông cầu, tay phải thực hiện chuyển vợt bắt đầu từ cánh tay kéo theo cẳng tay ở phía sau bên phải vung vợt men theo cơ thể lên phía trên đằng trước bên trái.
Khi tay phải đã duỗi thẳng ra phía dưới đằng trước, cùng lúc với cầu rơi tới là thời điểm tốt nhất để tiếp xúc đánh cầu, lúc này, người phát cầm chặt vợt, đồng thời lợi dụng sức mạnh của gập cổ tay tạo phát lực đánh cầu ra trước và lên trên. Sau đó vung vợt theo đà lên trên sang trái để hoãn sung (hình 15:Phát cầu thuận tay cao sâu).
- Khi thực hiện phát cầu cao nhanh, quá trình thực hiện động tác đại thể cũng giống với phát cầu cao sâu. Chỉ có khác là trong thời khắc đánh vào cầu (tiếp xúc cầu), cẳng tay cần tăng nhanh tốc độ kéo theo động tác vung cổ tay ra trước và lên trên, mặt vợt cầm nghiêng ra trước và lên trên lấy dùng sức ra trước là chính.
Chú ý: đường vòng cung của đường cầu đánh ra ở độ cao mà đối phương vươn thẳng vợt lên để đánh mà không tới cầu là phù hợp, đồng thời cầu phải rơi vào khu vực sát đường phát cầu xa của đối phương (hình 16).
- Khi thực hiện phát cầu lao nhanh ngang bằng, cần phát huy sức mạnh bột phát của cẳng tay kéo theo cổ tay dùng sức đánh cầu ra phía trước, làm cho đường cầu bay thẳng với độ cao bằng hoặc hơn vai của đối phương và rơi vào sân sau (cuối sân). Then chốt của kỹ thuật phát cầu này là động tác đánh cầu cần bất ngờ và nhanh.
- Khi phát cầu sát lưới, tay cầm vợt cần phải thả lỏng, động tác cánh tay phải nhỏ, chủ yếu dựa vào cẳng tay kéo theo cổ tay cắt đẩy cầu ra trước, Đường bay vòng cung của cầu phải áp sát lưới để sang sân đối phương. Điểm rơi ở gần đường phát cầu gần. Chú ý cổ tay không có động tác hất lên trên (hình 17).
2. Phát cầu trái tay:
Vị trí phát cầu có thể ở phía sau đường phát cầu gần khoảng 10 - 50cm và gần với đường trung tâm. Cũng có thể sau vạch phát cầu gần và gần đường biên dọc. Người phát cầu đứng mặt hướng về lưới. Vị trí hai bàn chân đứng tách trước sau (chân trái hoặc chân phải ở trước đều có thể được). Thân người hơi lao ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trước, tay phải co khủyu, sử dụng cách cầm vợt trái tay và đưa vợt ngang ra ở khoảng ngang thắt lưng, mặt vợt ở dưới cạnh bên trái cơ thể. Tay trái, ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chắc 2 đến 3 chiếc lông của cầu , núm cầu chúc xuống. Thân cầu đối diện thẳng với mặt trước của vợt.
Khi đánh cầu, cẳng tay kéo theo cổ tay cắt đẩy ngang ra trước làm cho đường bay vòng cung của cầu hơi cao hơn mép trên của lưới và rơi vào khu vực gần đường phát cầu gần (hình 18).
Khi thực hiện phát cầu nhanh ngang bằng trái tay thì sự phát lực cần phải đột ngột, mặt vợt phải có động tác "ép ngược"
1. Cầu cao:
Cầu cao là chỉ các quả cầu bay trên cao được đánh từ sân sau của mình đến gần biên ngang ở cuốn sân của đối phương. Cầu cao được phân thành 3 loại kỹ thuật tay là thuận tay, trái tay và đỉnh đầu.
* Đánh cầu cao thuận tay: trước hết cần phán đoán tốt phương hướng và điểm rơi của cầu đối phương đánh đến, nghiêng người lùi sau, làm cho cầu ở vị trí phía trên lệch ra trước của vai phải cơ thể mình. Vai trái đối diện với lưới, chân trái ở trước, chân phải ở sau, trọng tâm rơi vào chân phải. Tay trái co khủyu giơ lên tự nhiên, tay phải cầm vợt, cánh tay co khủyu tự nhiên, đưa vợt lên phía trên vai phải, hai mắt chú ý nhìn cầu đến.
Khi đánh cầu, cánh tay phải đưa ra sau, theo đó khủyu tay nâng lên cao hơn hẳn so với vai để đưa vợt ra sau đầu, cổ tay duỗi tự nhiên (lòng bàn tay hướng lên trên). Sau đó với sự phối hợp dùng sức nhịp nhàng của động tác chân sau đạp đất, quay người hóp bụng, lấy vai làm trục, cánh tay kéo theo cẳng tay nhanh chóng vẩy cổ tay ra trước đánh cầu ở điểm cao nhất khi tay đã vươn thẳng. Sau khi đánh cầu tay cầm vợt có thể theo đà quán tính vung ra trước và xuống dưới phía bên trái rồi thu vợt về trước thân người. Cùng lúc đó chân phải ở sau bước ra trước, trọng tâm cơ thể từ từ rơi vào chân sau chuyển dịch sang chân trước (hình 22).
Đánh cầu cao thuận tay cũng có thể thực hiện với bật nhảy để dánh cầu.
Khi thực hiện tốt động tác chuẩn bị theo đúng các yêu cầu trên, sau đó chân phải bật nhảy lên cao nhanh chóng quay người trên không, đồng thời hoàn thành động tác đưa vợt đánh cầu.
Động tác đánh cầu được hoàn thành đúng lúc cầu đang ở độ cao nhất trên không chuẩn bị rơi xuống thấp.
* Đánh cầu cao trái tay: khi đối phương đánh cầu cao sang khu sân sau bên trái của mình thì dùng cách đánh cầu cao trái tay.
Trước hết cần phán đoán tốt phương hướng và điểm rơi cuủ cầu đến, nhanh chóng đưa cơ thể quay sang hướng bên trái phía sau, di chuyển bước chân, bước cuối cùng sử dụng bước chéo trước để bước tới đường biên ngang cuối sân bên trái, lưng đối diện với lưới, trọng tâm cơ thể rơi lên trên chân phải, sao cho cầu ở phía trên bên phải cơ thể. Trước khi đánh cầu, nhanh chóng chuyển đổi thành cách cầm vợt trái tay, giữ vợt ở trước ngực phải, mặt vợt hướng lên trên.
Khi đánh cầu, lấy cánh tay kéo theo cẳng tay, thông qua động tác lắc cổ tay, vẩy tay từ dưới lên trên, để dánh cầu đi. Khi dùng sức cuối cùng, cần chú ý lực ép cạnh của ngón cái và sự phối hợp với lực vẩy cổ tay, động tác dùng sức cuối cùng phải có sự phối hợp nhịp nhàng của toàn thân với động tác đạp đất của 2 chân và động tác xoay người.
* Đánh cầu cao đỉnh đầu: Yếu lĩnh động tác cơ bản giống với kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay, chỉ khác là điểm đánh cầu hơi lệch về phía trên vai trái. Khi chuẩn bị đánh cầu, thân người hơi lệch nghiêng về phía trái. Khi đánh cầu dùng cánh tay kéo theo cẳng tay làm cho vợt đi vòng qua đỉnh đầu ở phía trên bên trái để tạo thêm tốc độ vung vợt ra trước, chú ý phát huy nội lực bột phát đánh cầu của cổ tay.
Khi chạm đất, chân trái có biên độ lăng chân ra phía sau bên trái hơi lớn một chút (hình 23)
KỸ THUẬT CẦU LÔNG
I. Phân tích kỹ thuật:
1. Cách cầm vợt thuận tay:
Cách cầm vợt thuận tay là nắm vào cán vợt bằng gan bàn tay, 2 ngón tay trỏ và cái tạo thành một góc nhọn nắm lấy má trái và phải của cán vợt (2 cạnh lớn của cán vợt), 3 ngón còn lại nắm tự nhiên vào cán vợt. Ngón trỏ và ngón giữa được tách nhau khoảng 1 cm, bàn tay nắm cán vợt phải thoải mái và sao cho sóng của cẳng tay và sóng của khung mặt vợt, cán vợt phải nằm trên một mặt phẳng.
Cách cầm vợt đánh cầu thuận tay
Cách cầm vợt đánh cầu thuận tay
2. Cách cầm vợt nghịch tay:
Trên cơ sở của cách cầm vợt thuận tay, ngón cái và ngón trỏ đưa chuôi vợt hơi quay ra ngoài; điểm dựa của ngón cái ở mặt rộng của cạnh trong hoặc ở gò nhỏ của cạnh trong; ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại và nắm chặt chuôi vợt.
Đầu mút của chuôi vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út,làm cho lòng bàn tay có một khoảng trống, cạnh của vợt hướng vào bên trái cơ thể, mặt vợt hơi ngửa ra sau.
Cách cầm vợt đánh cầu trái tay
3. Cách cầm cầu:
-Cầm ở phần cánh cầu: dùng 2 ngón trỏ và cái của tay trái cầm sâu và nhẹ từ 1 - 2 cm vào phần lông vũ của cánh cầu, các ngón khác co tự nhiên. Thường sử dụng giao cầu mặt nghịch của vợt.
-Cầm thân quả cầu: dúng ngón trỏ, giữa và ngón cái cầm vào phần thân và đế cầu, các ngón khác co tự nhiên. Thường sử dụng giao cầu mặt thuận của vợt.
4. Tư thế chuẩn bị:
-Tư thế chuẩn bị khi đỡ phát cầu: người đứng chân trước và sau, chân trái đứng trước, chân phải sau, 2 chân co tự nhiên ở gối và cách nhau khoảng nửa bước đi, thân người hơi đổ về trước, trọng tâm cơ thể dồn chân trước. Tay phải cầm vợt co tự nhiên ở phía trước, tay trái thả lỏng tự nhiên, đầu hơi ngửa và mắt quan sát đối phương.
-Tư thế chuẩn bị khi phòng thủ: trong phòng thủ môn cầu lông người ta thường dùng tư thế cao, trung bình và thấp. Người phòng thủ đứng chân sang ngang, khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng hoặc hơn vai. Bàn chân sau kiểng gót, trọng tâm dồn vào 2 chân, thân người hơi nhô về trước, đầu hơi ngửa. Tay cầm vợt về phía trước, tay kia thả lỏng tự nhiên. Mắt luôn quan sát đối phương
6.1. Kỹ thuật phát cầu thuận tay:
-Tư thế chuẩn bị: chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, cách nhau khoảng một bàn chân. Bàn chân trước hướng về điểm phát, bàn chân sau hơi xoay ra ngoài một góc gần 90 0 . Hai gối hơi khụyu tự nhiên, trọng tâm dồn vào chân sau. Tay trái cầm cầu phía trước ngang ngực và hơi lệch về bên phải. Tay phải cầm vợt co tự nhiên ở khuỷu, mặt vợt cao hơn đầu. Mắt nhìn về phần sân đối phương.
-Đánh cầu: tay trái hơi duỗi ra trước và buông thả rơi quả cầu, trọng tâm cơ thể chuyển dần sang chân trước và vươn thân người lên cao, đồng thời tay phải chuyển động xuống dưới vòng ra trước và lên cao (lệch về bên trên vai trái). Khi tiếp xúc cầu là động tác gập nhanh cổ tay và khuỷu tay. Điểm tiếp xúc cầu là quả cầu ngang gối và hơi lệch bên phải cách thân người khoảng 60-70 cm.
-Kết thúc: vợt tiếp tục đưa lên cao lệch về vai trái và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục đánh cầu.
6.2. Kỹ thuật phát cầu nghịch tay:
-Tư thế chuẩn bị: chân phải đứng trước, chân trái đứng sau, trọng tâm dồn về chân trước, bàn chân sau hơi kiểng gót. Tay phải cầm vợt hơi nâng khuỷu tay đưa vợt ra trước cách thân người từ khoảng 30cm trở ra, đầu vợt chút xuống đất, mặt vợt gần như thẳng góc với mặt đất. Tay trái cầm cầu và hướng đầu cầu vào mặt vợt. Mắt hướng về điểm phát.
-Đánh cầu: khi tay trái buông rơi quả cầu là lúc tay phải thu và bật nhẹ cổ tay để đẩy mặt vợt về trước (hơi duỗi cẳng tay ra trước). Cầu bay đi sang lưới phải thấp và rơi càng gần đường giới hạn giao cầu càng tốt.
-Kết thúc: sau khi phát, nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục đánh trả cầu.
7. Kỹ thuật đánh cầu thấp tay:
Đây là kỹ thuật thường được sử dụng trong phòng thủ của môn cầu lông. Các dạng đánh cầu này thường là tại chỗ, di chuyển đơn bước hoặc đa bước, nhưng có đặc điểm chung là cầu được đánh từ dưới lên với các lực mạnh và nhẹ khác nhau. Tư thế đánh cầu đa dạng nhưng nhìn chung là trọng tâm cơ thể thường được chuyển về bên tay cầm vợt khi tiếp xúc cầu. Vậy đánh cầu thấp tay có 2 dạng chính là thấp tay bên thuận (mặt phải của vợt) và thấp tay bên nghịch (mặt trái của vợt).
Đánh cầu: cấu tạo then chốt nhất của kỹ thuật đánh cầu thấp tay là sử dụng độ linh hoạt của việc đưa mặt vợt ra sau và bật nhanh về trước bằng động tác gập hoặc duỗi của khớp khuỷu tay và cổ tay. Trước khi thực hiện động tác vung vợt về trước bao giờ cũng có động tác gập hoặc duỗi cổ tay để đưa vợt ra sau và đầu vợt hướng xuống đất. Điều cần tránh khi đánh cầu thấp tay là vung vợt thẳng tay với biên độ lớn từ sau ra trước. Vậy đánh cầu thấp tay lực được phát ra chủ yếu bằng lực của cổ tay là chính.
Phát cầu là động tác kỹ thuật của vận động viên ở khu vực phát cầu (từ trạng thái tĩnh) dùng vợt đánh vào cầu để cầu bay trên không và rơi vào khu đỡ phát cầu của đối phương.
Phát cầu được coi là sự khởi đầu của tổ chức tấn công. Chất lượng của phát cầu tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giành quyền chủ động hay bị động, dẫn tới thắng được điểm hay mất đi quyền phát cầu.
Phát cầu có thể chia làm 2 loại: phát cầu thuận tay và phát cầu trái tay. Nếu dựa vào vòng cung đường bay của cầu lại có thể chia thành: phát cầu cao sâu, phát cầu cao nhanh, phát cầu lao nhanh và phát cầu thấp gần lưới ..v..v..
1. Phát cầu thuận tay (phát cầu bằng tay phải). Người phát cầu đứng ở vị trí khu vực phát cầu gần đường trung tâm, cách đường phát cầu gần khoảng 1m, thân người ở tư thế: vai trái hướng đối diện với lưới. Chân trái phía trước, mũi bàn chân hướng về lưới. Chân phải ở phía sau mũi bàn chân hơi hướng về bên phải, khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng vai. Trọng tâm của cơ thể dồn lên chân phải. Khi chuẩn bị phát cầu, tay phải cầm vợt đưa lên ở phía sau bên phải, khủyu tay hơi co, tay trái ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt cánh cầu, đưa ra phía trước bên phải bụng. Sau đó tay trái thả buông cầu, tay phải vung vợt đánh cầu. Khi đánh cầu trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải lên chân trái.
Khi thực hiện phát thuận tay với các đường cầu có đường vòng cung khác nhau thì động tác trước đó và tư thế chuẩn bị trước khi đánh cầu cần phải thực hiện giống như nhau, còn ở giai đoạn động tác khi đánh cầu và động tác sau khi đánh cầu là có sự khác biệt.
- Khi thực hiện phát cầu cao sâu, thì lúc cầu rơi xuống do tay trái buông cầu, tay phải thực hiện chuyển vợt bắt đầu từ cánh tay kéo theo cẳng tay ở phía sau bên phải vung vợt men theo cơ thể lên phía trên đằng trước bên trái.
Khi tay phải đã duỗi thẳng ra phía dưới đằng trước, cùng lúc với cầu rơi tới là thời điểm tốt nhất để tiếp xúc đánh cầu, lúc này, người phát cầm chặt vợt, đồng thời lợi dụng sức mạnh của gập cổ tay tạo phát lực đánh cầu ra trước và lên trên. Sau đó vung vợt theo đà lên trên sang trái để hoãn sung (hình 15:Phát cầu thuận tay cao sâu).
- Khi thực hiện phát cầu cao nhanh, quá trình thực hiện động tác đại thể cũng giống với phát cầu cao sâu. Chỉ có khác là trong thời khắc đánh vào cầu (tiếp xúc cầu), cẳng tay cần tăng nhanh tốc độ kéo theo động tác vung cổ tay ra trước và lên trên, mặt vợt cầm nghiêng ra trước và lên trên lấy dùng sức ra trước là chính.
Chú ý: đường vòng cung của đường cầu đánh ra ở độ cao mà đối phương vươn thẳng vợt lên để đánh mà không tới cầu là phù hợp, đồng thời cầu phải rơi vào khu vực sát đường phát cầu xa của đối phương (hình 16).
- Khi thực hiện phát cầu lao nhanh ngang bằng, cần phát huy sức mạnh bột phát của cẳng tay kéo theo cổ tay dùng sức đánh cầu ra phía trước, làm cho đường cầu bay thẳng với độ cao bằng hoặc hơn vai của đối phương và rơi vào sân sau (cuối sân). Then chốt của kỹ thuật phát cầu này là động tác đánh cầu cần bất ngờ và nhanh.
- Khi phát cầu sát lưới, tay cầm vợt cần phải thả lỏng, động tác cánh tay phải nhỏ, chủ yếu dựa vào cẳng tay kéo theo cổ tay cắt đẩy cầu ra trước, Đường bay vòng cung của cầu phải áp sát lưới để sang sân đối phương. Điểm rơi ở gần đường phát cầu gần. Chú ý cổ tay không có động tác hất lên trên (hình 17).
2. Phát cầu trái tay:
Vị trí phát cầu có thể ở phía sau đường phát cầu gần khoảng 10 - 50cm và gần với đường trung tâm. Cũng có thể sau vạch phát cầu gần và gần đường biên dọc. Người phát cầu đứng mặt hướng về lưới. Vị trí hai bàn chân đứng tách trước sau (chân trái hoặc chân phải ở trước đều có thể được). Thân người hơi lao ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trước, tay phải co khủyu, sử dụng cách cầm vợt trái tay và đưa vợt ngang ra ở khoảng ngang thắt lưng, mặt vợt ở dưới cạnh bên trái cơ thể. Tay trái, ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chắc 2 đến 3 chiếc lông của cầu , núm cầu chúc xuống. Thân cầu đối diện thẳng với mặt trước của vợt.
Khi đánh cầu, cẳng tay kéo theo cổ tay cắt đẩy ngang ra trước làm cho đường bay vòng cung của cầu hơi cao hơn mép trên của lưới và rơi vào khu vực gần đường phát cầu gần (hình 18).
Khi thực hiện phát cầu nhanh ngang bằng trái tay thì sự phát lực cần phải đột ngột, mặt vợt phải có động tác "ép ngược"
1. Cầu cao:
Cầu cao là chỉ các quả cầu bay trên cao được đánh từ sân sau của mình đến gần biên ngang ở cuốn sân của đối phương. Cầu cao được phân thành 3 loại kỹ thuật tay là thuận tay, trái tay và đỉnh đầu.
* Đánh cầu cao thuận tay: trước hết cần phán đoán tốt phương hướng và điểm rơi của cầu đối phương đánh đến, nghiêng người lùi sau, làm cho cầu ở vị trí phía trên lệch ra trước của vai phải cơ thể mình. Vai trái đối diện với lưới, chân trái ở trước, chân phải ở sau, trọng tâm rơi vào chân phải. Tay trái co khủyu giơ lên tự nhiên, tay phải cầm vợt, cánh tay co khủyu tự nhiên, đưa vợt lên phía trên vai phải, hai mắt chú ý nhìn cầu đến.
Khi đánh cầu, cánh tay phải đưa ra sau, theo đó khủyu tay nâng lên cao hơn hẳn so với vai để đưa vợt ra sau đầu, cổ tay duỗi tự nhiên (lòng bàn tay hướng lên trên). Sau đó với sự phối hợp dùng sức nhịp nhàng của động tác chân sau đạp đất, quay người hóp bụng, lấy vai làm trục, cánh tay kéo theo cẳng tay nhanh chóng vẩy cổ tay ra trước đánh cầu ở điểm cao nhất khi tay đã vươn thẳng. Sau khi đánh cầu tay cầm vợt có thể theo đà quán tính vung ra trước và xuống dưới phía bên trái rồi thu vợt về trước thân người. Cùng lúc đó chân phải ở sau bước ra trước, trọng tâm cơ thể từ từ rơi vào chân sau chuyển dịch sang chân trước (hình 22).
Đánh cầu cao thuận tay cũng có thể thực hiện với bật nhảy để dánh cầu.
Khi thực hiện tốt động tác chuẩn bị theo đúng các yêu cầu trên, sau đó chân phải bật nhảy lên cao nhanh chóng quay người trên không, đồng thời hoàn thành động tác đưa vợt đánh cầu.
Động tác đánh cầu được hoàn thành đúng lúc cầu đang ở độ cao nhất trên không chuẩn bị rơi xuống thấp.
* Đánh cầu cao trái tay: khi đối phương đánh cầu cao sang khu sân sau bên trái của mình thì dùng cách đánh cầu cao trái tay.
Trước hết cần phán đoán tốt phương hướng và điểm rơi cuủ cầu đến, nhanh chóng đưa cơ thể quay sang hướng bên trái phía sau, di chuyển bước chân, bước cuối cùng sử dụng bước chéo trước để bước tới đường biên ngang cuối sân bên trái, lưng đối diện với lưới, trọng tâm cơ thể rơi lên trên chân phải, sao cho cầu ở phía trên bên phải cơ thể. Trước khi đánh cầu, nhanh chóng chuyển đổi thành cách cầm vợt trái tay, giữ vợt ở trước ngực phải, mặt vợt hướng lên trên.
Khi đánh cầu, lấy cánh tay kéo theo cẳng tay, thông qua động tác lắc cổ tay, vẩy tay từ dưới lên trên, để dánh cầu đi. Khi dùng sức cuối cùng, cần chú ý lực ép cạnh của ngón cái và sự phối hợp với lực vẩy cổ tay, động tác dùng sức cuối cùng phải có sự phối hợp nhịp nhàng của toàn thân với động tác đạp đất của 2 chân và động tác xoay người.
* Đánh cầu cao đỉnh đầu: Yếu lĩnh động tác cơ bản giống với kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay, chỉ khác là điểm đánh cầu hơi lệch về phía trên vai trái. Khi chuẩn bị đánh cầu, thân người hơi lệch nghiêng về phía trái. Khi đánh cầu dùng cánh tay kéo theo cẳng tay làm cho vợt đi vòng qua đỉnh đầu ở phía trên bên trái để tạo thêm tốc độ vung vợt ra trước, chú ý phát huy nội lực bột phát đánh cầu của cổ tay.
Khi chạm đất, chân trái có biên độ lăng chân ra phía sau bên trái hơi lớn một chút (hình 23)
KỸ THUẬT CẦU LÔNG
I. Phân tích kỹ thuật:
1. Cách cầm vợt thuận tay:
Cách cầm vợt thuận tay là nắm vào cán vợt bằng gan bàn tay, 2 ngón tay trỏ và cái tạo thành một góc nhọn nắm lấy má trái và phải của cán vợt (2 cạnh lớn của cán vợt), 3 ngón còn lại nắm tự nhiên vào cán vợt. Ngón trỏ và ngón giữa được tách nhau khoảng 1 cm, bàn tay nắm cán vợt phải thoải mái và sao cho sóng của cẳng tay và sóng của khung mặt vợt, cán vợt phải nằm trên một mặt phẳng.
Cách cầm vợt đánh cầu thuận tay
Cách cầm vợt đánh cầu thuận tay
2. Cách cầm vợt nghịch tay:
Trên cơ sở của cách cầm vợt thuận tay, ngón cái và ngón trỏ đưa chuôi vợt hơi quay ra ngoài; điểm dựa của ngón cái ở mặt rộng của cạnh trong hoặc ở gò nhỏ của cạnh trong; ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại và nắm chặt chuôi vợt.
Đầu mút của chuôi vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út,làm cho lòng bàn tay có một khoảng trống, cạnh của vợt hướng vào bên trái cơ thể, mặt vợt hơi ngửa ra sau.
Cách cầm vợt đánh cầu trái tay
3. Cách cầm cầu:
-Cầm ở phần cánh cầu: dùng 2 ngón trỏ và cái của tay trái cầm sâu và nhẹ từ 1 - 2 cm vào phần lông vũ của cánh cầu, các ngón khác co tự nhiên. Thường sử dụng giao cầu mặt nghịch của vợt.
-Cầm thân quả cầu: dúng ngón trỏ, giữa và ngón cái cầm vào phần thân và đế cầu, các ngón khác co tự nhiên. Thường sử dụng giao cầu mặt thuận của vợt.
4. Tư thế chuẩn bị:
-Tư thế chuẩn bị khi đỡ phát cầu: người đứng chân trước và sau, chân trái đứng trước, chân phải sau, 2 chân co tự nhiên ở gối và cách nhau khoảng nửa bước đi, thân người hơi đổ về trước, trọng tâm cơ thể dồn chân trước. Tay phải cầm vợt co tự nhiên ở phía trước, tay trái thả lỏng tự nhiên, đầu hơi ngửa và mắt quan sát đối phương.
-Tư thế chuẩn bị khi phòng thủ: trong phòng thủ môn cầu lông người ta thường dùng tư thế cao, trung bình và thấp. Người phòng thủ đứng chân sang ngang, khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng hoặc hơn vai. Bàn chân sau kiểng gót, trọng tâm dồn vào 2 chân, thân người hơi nhô về trước, đầu hơi ngửa. Tay cầm vợt về phía trước, tay kia thả lỏng tự nhiên. Mắt luôn quan sát đối phương
6.1. Kỹ thuật phát cầu thuận tay:
-Tư thế chuẩn bị: chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, cách nhau khoảng một bàn chân. Bàn chân trước hướng về điểm phát, bàn chân sau hơi xoay ra ngoài một góc gần 90 0 . Hai gối hơi khụyu tự nhiên, trọng tâm dồn vào chân sau. Tay trái cầm cầu phía trước ngang ngực và hơi lệch về bên phải. Tay phải cầm vợt co tự nhiên ở khuỷu, mặt vợt cao hơn đầu. Mắt nhìn về phần sân đối phương.
-Đánh cầu: tay trái hơi duỗi ra trước và buông thả rơi quả cầu, trọng tâm cơ thể chuyển dần sang chân trước và vươn thân người lên cao, đồng thời tay phải chuyển động xuống dưới vòng ra trước và lên cao (lệch về bên trên vai trái). Khi tiếp xúc cầu là động tác gập nhanh cổ tay và khuỷu tay. Điểm tiếp xúc cầu là quả cầu ngang gối và hơi lệch bên phải cách thân người khoảng 60-70 cm.
-Kết thúc: vợt tiếp tục đưa lên cao lệch về vai trái và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục đánh cầu.
6.2. Kỹ thuật phát cầu nghịch tay:
-Tư thế chuẩn bị: chân phải đứng trước, chân trái đứng sau, trọng tâm dồn về chân trước, bàn chân sau hơi kiểng gót. Tay phải cầm vợt hơi nâng khuỷu tay đưa vợt ra trước cách thân người từ khoảng 30cm trở ra, đầu vợt chút xuống đất, mặt vợt gần như thẳng góc với mặt đất. Tay trái cầm cầu và hướng đầu cầu vào mặt vợt. Mắt hướng về điểm phát.
-Đánh cầu: khi tay trái buông rơi quả cầu là lúc tay phải thu và bật nhẹ cổ tay để đẩy mặt vợt về trước (hơi duỗi cẳng tay ra trước). Cầu bay đi sang lưới phải thấp và rơi càng gần đường giới hạn giao cầu càng tốt.
-Kết thúc: sau khi phát, nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục đánh trả cầu.
7. Kỹ thuật đánh cầu thấp tay:
Đây là kỹ thuật thường được sử dụng trong phòng thủ của môn cầu lông. Các dạng đánh cầu này thường là tại chỗ, di chuyển đơn bước hoặc đa bước, nhưng có đặc điểm chung là cầu được đánh từ dưới lên với các lực mạnh và nhẹ khác nhau. Tư thế đánh cầu đa dạng nhưng nhìn chung là trọng tâm cơ thể thường được chuyển về bên tay cầm vợt khi tiếp xúc cầu. Vậy đánh cầu thấp tay có 2 dạng chính là thấp tay bên thuận (mặt phải của vợt) và thấp tay bên nghịch (mặt trái của vợt).
Đánh cầu: cấu tạo then chốt nhất của kỹ thuật đánh cầu thấp tay là sử dụng độ linh hoạt của việc đưa mặt vợt ra sau và bật nhanh về trước bằng động tác gập hoặc duỗi của khớp khuỷu tay và cổ tay. Trước khi thực hiện động tác vung vợt về trước bao giờ cũng có động tác gập hoặc duỗi cổ tay để đưa vợt ra sau và đầu vợt hướng xuống đất. Điều cần tránh khi đánh cầu thấp tay là vung vợt thẳng tay với biên độ lớn từ sau ra trước. Vậy đánh cầu thấp tay lực được phát ra chủ yếu bằng lực của cổ tay là chính.
Kimhunchim- Đại tướng
- ♥EXP : 58
♥HP : 2
Re: Bài học thể dục
ecccccccccccc.............cha coa' hjh' mjh hoa j ca........nkjn' mot dong cku ~ cka mun' doc lun..............caj nay' coppy o dau ra tkya'??????
girl9X_kute230796- Lv 2
- ♥EXP : 21
♥HP : -10
Re: Bài học thể dục
nkjn` hoa ca? mat' ko dok dk nua~,hok the?duk ma` ko coa hjh mjh hoa. ak`?
thuhoai_dang1010- Lv 4
- ♥EXP : 72
♥HP : -22
Re: Bài học thể dục
Che la pan tenh ma.Kimhunchim đã viết:thế là dc roài ko fai chê
Nhin ka d0g chu. Ai mun d0k. Ta k0n chua d0k 1 chu. =))
0hG00ngI- Đại tướng
- ♥EXP : 104
♥HP : -7
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Mon Oct 08, 2012 6:20 pm by Kimhunchim
» Câu chuyện tình :))
Sun Dec 11, 2011 9:49 pm by thuhoai_dang1010
» Các bất đẳng thức THCS
Thu Nov 17, 2011 7:27 pm by greenshirt
» Tên kiếp trước đây...... Hài hài.......
Wed Sep 28, 2011 7:53 pm by cuoi_sax_sua_2102
» Khi Trái Đất chỉ có 100 người...
Fri Sep 23, 2011 9:47 pm by thuhoai_dang1010
» >>>yes or no<<<?
Fri Sep 09, 2011 10:16 pm by cuoi_sax_sua_2102
» Khi Việt Nam trở thành cường quốc số 1
Tue Sep 06, 2011 7:52 pm by thuhoai_dang1010
» 9A family????
Mon Sep 05, 2011 9:05 pm by luv_9A
» Story.....
Mon Sep 05, 2011 8:06 pm by thuhoai_dang1010
» Friends..............s2
Thu Aug 11, 2011 10:37 pm by cuoi_sax_sua_2102